Rạn da là nỗi lo lắng của mọi bà bầu. Rạn da gây mất thẩm mỹ và khiến bạn không còn tự tin vào cơ thể sau khi sinh. Dưới đây là những loại thực phẩm làm giảm rạn da cho phụ nữ mang thai.
20 dấu hiệu khi mang thai tuyệt đối không thể làm ngơ
- Cập nhật : 13/01/2018
Trong quá trình mang thai chị em rất dễ xảy ra trường hợp xấu như thai chết lưu, sảy thai....cùng xem dấu hiệu dưới đây mẹ bầu tuyệt đối không nên làm ngơ.
Bé cử động/ đạp ít hơn
Trong quá trình mang thai chị em thấy bé cử động hoặc ít hơn bình thường so với trước kia. Trường hợp này mẹ nên đi khám bác sĩ để kiểm tra bằng máy hoặc tự đếm số cử động của thai nhi.
Thông thường thai nhi sẽ cử động từ tuần thứ 7 hoặc 8 nhưng bạn chỉ có thể cảm nhận được thai máy từ tuần thứ 16-22 trở đi. Vào khoảng tuần thứ 28 trở đi cử động của thai nhi sẽ mạnh hơn và thường xuyên hơn.
Thai nhi khoẻ mạnh thường có hơn 4 lần cử động trong một giờ. Nếu thai bạn chỉ có 3 cử động trong 1 giờ thì người mẹ nên đếm thêm 1 giờ nữa vì thai nhi có thể đang ngủ. Khi thai từ 30 đến 38 tuần, cử động sẽ đạt đến đỉnh cao trong một ngày đêm có thể hơn 130 lần.
Đau bụng
Trong quá trình mang thai nếu thấy đau bụng dữ dội hoặc đau liên tục thì chị em không nên coi thường mà nên đi khám bác sĩ để đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Đau bụng khi mang thai có thể do sinh lý hay có thể là hiện tượng sảy thai, tiền sản giật....vì vậy chị em nên đi khám càng sớm càng tốt.
Những dấu hiệu mang thai chị em nên cẩn trọng
Chảy máu
Với trường hợp chảy máu hoặc rỉ máu âm đạo thì là vấn đề rất nghiêm trọng mà chị em mang bầu cần phải lưu ý. Trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu xảy ra hiện tượng này có thể là doạ sảy thai, thai chết lưu, thai ngoài tử cung...
Trong 6 tháng cuối thai kỳ có thể bị nhau tiền đạo, nhau bong non, vỡ tử cung....vì vậy chị em cần chú ý để đi khám bảo vệ cho cả mẹ và bé.
Bụng tụt và đau
Có cảm giác em bé đang thúc xuống, bụng tụt và đau, chuột rút hoặc đau bụng hoặc nhiều hơn bốn cơn co thắt trong một giờ trước tuần thứ 37. Nếu cảm thấy bụng tụt xuống có thể bạn sắp sinh rồi đấy. Nhưng nếu xảy ra hiện tượng này nên đi khám để có phương án kịp thời xử lý.
Dịch âm đạo chảy nhiều
Khi thấy dịch âm đạo chảy nhiều (kể cả dịch không màu, màu hồng hay đỏ). Sau 37 tuần, nếu dịch âm đạo chảy nhiều bất thường, mẹ bầu cần đề phòng trường hợp sinh non.
Đi tiểu đau
Trong quá trình chị em mang thai đi tiểu bị đau, buốt hoặc ít đi tiểu...có thể chị em bị nhiễm trùng đường tiết niệu...
Chị em cần cẩn trọng nếu đi tiểu đau buốt
Nôn ói
Khi mang thai nhiều chị em liên tục nôn ói hoặc nôn ói kèm theo đau hoặc sốt. Trường hợp này chị em nên đi khám không tự ý uống thuốc để tránh ảnh hưởng tới thai nhi.
Sốt trên 37 độ
Trường hợp trong quá trình mang thai chị em sốt 37 độ nếu không hạ sốt nhanh có thể ảnh hưởng tới em bé ở bên trong bụng.
Giảm thị lực mờ
Khi phụ nữ mang thai, tại mắt có những thay đổi mang tính sinh lý, trong đó có những thay đổi sẽ biến mất sau sinh, có những thay đổi mang tính bệnh lý thực sự đó là bệnh Võng mạc thai nghén
Khi mang thai, do những thay đổi về hormone và huyết động nên tại mắt có những thay đổi mang tính sinh lý, trong đó có những thay đổi sẽ biến mất sau sinh như: mắt bị khô, bị mờ, sưng mắt. Ngoài ra còn có những thay đổi mang tính bệnh lý thực sự đó là bệnh võng mạc thai nghén. Thai nghén có thể làm tăng nặng cũng như giảm nhẹ một số bệnh lý mắt vốn có.
Đau đầu hoặc đau đầu kết hợp với mờ mắt.
Đau đầu là hiện tượng các mẹ thường gặp khi mang thai. Thông thường các mẹ bỏ qua hiện tượng này, tuy nhiên thực tế cho thấy đây có thể là dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng tới thai nhi như chứng tiền sản giật. Đặc biệt nguy hiểm trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.
Đau đầu có thể dấu hiệu tiền sản giật
Phù mặt, tay chân
Phù nề có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa từng thai phụ, nhưng nó thường phổ biến ở tháng thứ 5 và tăng lên vào 3 tháng cuối thai kỳ.
Để không bị phù mặt, tay chân chị em có thể xem 1 vài cách tránh phù nề khi mang thai để không ảnh hưởng tới mẹ và bé.
Khó thở, đau tức ngực, thở hụt hơi.
Khi mang thai, cơ thể của người phụ nữ sẽ thay đổi rất nhiều so với lúc bình thường. Có rất nhiều lý do khiến cho các bà bầu khó thở khi mang thai. Đôi khi những điều đơn giản như quần áo chật chội hoặc cố chống lại cơn buồn ngủ đang kéo đến cũng có thể khiến thai phụ có cảm giác khó thở.
Vì vậy, các bà bầu đừng quá lo lắng. Khi hiểu và biết cách giải quyết như thế nào, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.
Bị ngất, thường xuyên ngất, nhịm tim nhanh.
Đây không phải là tình trạng hiếm gặp khi bạn cảm thấy bị choáng hoặc hoa mắt, chóng mặt lúc mang thai.Bạn có thai, hệ thống tim mạch sẽ chịu sự thay đổi to lớn: nhịp tim của bạn tăng lên, tim bơm máu nhiều hơn, lượng máu trong cơ thể mở rộng khoảng 40-45%.
Trong suốt thai kỳ của một phụ nữ bình thường, huyết áp của bạn thường xuyên giảm đi khi mới bắt đầu mang thai, thậm chí giảm thấp nhất trong quý II và tăng lên cuối thai kỳ.
Phần lớn thời gian này, hệ thống tim mạch và hệ thống thần kinh của bạn chịu đựng được sự thay đổi đó nhưng thỉnh thoảng thì không, điều đó gây ra cảm giác choáng ngất, hoa mắt chóng mặt của bạn. Nếu trong trường hợp bạn bị ngất thì nên tìm bác sỹ để điều trị.
Chân bị đau
Chân bị đau đến nỗi mẹ bầu không thể di chuyển được hoặc một chân sưng to hơn hẳn chân còn lại. Các mẹ nên đi khám bác sĩ để tìm cách giảm phù nề cho đôi chân của mình.
Chấn thương vùng bụng.
Bất kì chấn thương nào ở bụng khi mang thai hay do ngã, tai nạn xe cộ… bà bầu cần đi khám để xem thai nhi có bị ảnh hưởng gì không.
Bà bầu cẩn thận nếu bị chấn thương vùng bụng
Bị ngứa người
Khi mang thai, nhiều mẹ bầu liên tục bị ngứa khắp người: cánh tay, lòng bàn tay, chân...nguyên nhân có thể do bị viêm nang lông trong thai kỳ, viêm da bọng nước hoặc đổ mồ hôi nhiều, rạn da....
Táo bón hoặc tiêu chảy
Trong quá trình mang thai, bà bầu hay bị nóng nên có thể xuất hiện táo bón nặng kèm theo đau bụng hoặc tiêu chảy kéo dài trên 24h.
Nhiễm cúm
Tất cả các loại cúm và H1N1 đều có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới phụ nữ mang thai. Vì vậy, mẹ bầu cần tư vấn của bác sĩ càng sớm càng tốt. Dấu hiệu khi mắc cúm bao gồm sốt, đau họng, ho, sổ mũi, nhức mỏi toàn thân và có thể cả tiêu chảy...Mẹ bầu nên đi khám để điều trị tránh để lâu vì có thể gây ra dị tật thai nhi.
Trầm cảm, lo lắng
Trầm cảm hoặc lo lắng, không kiểm soát được hành động của mình. Mẹ bầu cần sự hỗ trợ của bác sĩ tâm lý để không làm hại chính mình và thai nhi.
Nhạy cảm với các loại bệnh
Khi mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi và nhạy cảm hơn đặc biệt với các loại bệnh. Vì thế, nếu có bất cứ vấn đề gì với sức khỏe mà mẹ bầu cảm thấy không yên tâm thì tốt nhất hãy tới gặp bác sĩ ngay nhé.
Theo Làm Sao