Sơ cứu rất cần nhưng phải đúng

  • Cập nhật : 08/06/2015

Khi gọi cấp cứu 115, nên thông báo đầy đủ và chính xác tình trạng của người bị nạn để nhận được khuyến cáo cần thiết; cung cấp tiền sử bệnh để bệnh viện có hướng xử lý.

Y bác sĩ Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương sơ cứu cho người bị tai nạn tại hiện trường Cứu sống 3 nạn nhân thủng tim

Một công nhân nam trong lúc đang sơn lan can cho tòa nhà không may bị ngã từ trên lầu cao xuống đất. Chủ công trình vội gọi vào tổng đài 115. “Theo mô tả của người gọi, chúng tôi dự đoán người gặp nạn có thể bị gãy cột sống nên dặn kỹ phải để nạn nhân nằm yên tại chỗ, chờ đội cấp cứu đến” – điều dưỡng Nguyễn Châu Sơn, Khoa Cấp cứu ngoại viện Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, người tham gia ê - kíp cấp cứu lần ấy, nhớ lại.

Trong lúc xe cấp cứu đang chạy đến thì nhiều người lên tiếng trách mắng chủ công trình, buộc phải đem nạn nhân vào nhà. Tai họa đã xảy ra khi nạn nhân bị di chuyển không đúng cách dẫn đến tổn thương tủy sống vùng thắt lưng. Hậu quả là nửa thân dưới liệt vĩnh viễn.

Tai hại vì mất bình tĩnh

Có nhiều trường hợp nạn nhân bị tai nạn giao thông gãy cột sống cổ được di chuyển đến bệnh viện bằng taxi. Do không được cố định mà đoạn đường thì dằn xóc nhiều nên khí quản nạn nhân bị chèn ép, gây ngưng thở và tử vong trên đường.

Ông V.X trong lúc rửa hồ cá không may bị thành hồ thủy tinh cứa vào bắp tay gây đứt động mạch. Người nhà vội dùng chiếc áo ép chặt vào vết thương và đưa ông đến bệnh viện. Do nhà quá xa nên đến được bệnh viện thì nạn nhân cũng bắt đầu hôn mê do mất máu quá nhiều. “Cách sơ cứu ấy đúng nhưng chưa đủ. Vết thương khá sâu, ngoài việc ép chặt để ngăn chảy máu, bệnh nhân cần giơ cao cánh tay bị thương khỏi đầu để giảm áp lực bơm máu từ tim lên vị trí tổn thương, hạn chế chảy máu” – điều dưỡng Nguyễn Châu Sơn cho biết thêm.

Đưa sơ cứu vào trường học

Theo tiến sĩ – bác sĩ Đỗ Quốc Huy, Phó Giám đốc Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, phần lớn người dân vẫn chưa nắm rõ các kỹ năng sơ cứu. Hiện nay, tại TPHCM, bệnh viện đã triển khai huấn luyện kỹ năng sơ cứu cho nhiều cơ quan, xí nghiệp. Sắp tới, bệnh viện dự tính sẽ đưa chương trình này tiếp cận các trường học, giúp học sinh nắm rõ hơn về sơ cứu thông qua các bài học thực tế.

Nhiều trường hợp người nhà khi gọi cấp cứu do luống cuống nên không thông báo đúng tình trạng của nạn nhân khiến cho các nhân viên đội cấp cứu không thể nào hướng dẫn được cách sơ cứu ban đầu giúp họ.

Cần sơ cứu trước khi di chuyển

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Mai, Trưởng Khoa Cấp cứu ngoại viện Bệnh viện Cấp cứu Trưng Vương, khi xảy ra tình huống cần cấp cứu trong một số trường hợp nạn nhân rất cần được sơ cứu ngay trước khi di chuyển đến cơ sở y tế. Chẳng hạn các trường hợp:

- Ngưng tim, ngưng thở: Thấy nạn nhân trong trường hợp này, nên quan sát chuyển động lồng ngực hoặc áp tay vào mũi nạn nhân để kiểm tra hơi thở. Nếu nạn nhân đã ngưng tim, ngưng thở,  phải hồi sinh tim, phổi khẩn cấp trong vòng 3-4 phút bằng cách ép tim ngoài lồng ngực hoặc hà hơi thổi ngạt.

- Gãy xương: Gặp trường hợp này nên cố định chỗ gãy bằng nẹp trước khi di chuyển. Riêng các trường hợp khả năng nghĩ đến gãy cột sống hay gãy xương phức tạp, nhiều vị trí… thì cần để nạn nhân nằm yên tại hiện trường chờ đội cấp cứu tới.

- Chảy máu nhiều: Dùng khăn, vải sạch ép chặt vết thương để ngăn máu chảy. Nếu bị thương ở cánh tay, chân thì trong lúc di chuyển nên giơ tay hoặc chân nạn nhân có vết thương lên cao.

Theo các bác sĩ, trong mùa mưa, tai nạn điện giật thường xuyên xảy ra và đây cũng là trường hợp đặc biệt nên lưu ý. Trước hết, phải bảo đảm nguồn điện đã được ngắt trước khi đến gần nạn nhân. Nếu nạn nhân bất tỉnh, ngưng thở, không thấy mạch đập, cần hồi sinh tim, phổi và gọi ngay cho lực lượng cấp cứu chuyên nghiệp 115. Nếu  nạn nhân còn tỉnh thì  sơ cứu các vết phỏng điện (nếu có) và đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.

Thông báo chính xác dấu hiệu sinh tồn

Bác sĩ Mai nhấn mạnh: “Nếu nạn nhân đang trong tình trạng nguy kịch hoặc người nhà lúng túng không rõ cách sơ cứu thì nên gọi ngay đội cấp cứu 115. Khi nhận được thông báo, chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể các thao tác sơ cứu mà người nhà cần làm trong khi chờ xe cấp cứu tới”. Bác sĩ Mai cũng lưu ý khi gọi cấp cứu, người thân nên thông báo đầy đủ, chính xác tình trạng nạn nhân, đặc biệt là các dấu hiệu sinh tồn để nhận được khuyến cáo cần thiết. Bên cạnh đó, nên cung cấp tiền sử bệnh của người cần cấp cứu để phía bệnh viện có hướng xử lý hợp

(Theo Người Lao Động)

Trở về
  • 5 Bước sơ cứu cho người bị đau tim đột ngột1

    5 Bước sơ cứu cho người bị đau tim đột ngột

    Đau tim, đau nhói tim là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu máu cơ tim. Các triệu chứng có thể đến và qua đi nhanh chóng, nhưng trong nhiều trường hợp nó có thể là dấu hiệu cho biết một cơn nhồi máu cơ tim nguy hiểm sắp xảy ra.

  • Sơ cứu khi bị điện giật2

    Sơ cứu khi bị điện giật

    Tai nạn điện giật thường xảy ra đột ngột, do vô tình hoặc không nắm vững những nguyên tắc đề phòng tai nạn khi tiếp xúc với điện, hậu quả là nạn nhân có thể bị bỏng ở các mức độ khác nhau, thậm chí tử vong do ngừng hô hấp và tuần hoàn. Bởi vậy, sơ cứu ban đầu có vai trò quan trọng trong việc cứu sống nạn nhân.

  • Cấp cứu vết thương mạch máu3

    Cấp cứu vết thương mạch máu

    Vết thương mạch máu thường do tai nạn giao thông hay sinh hoạt: gãy xương chọc đứt mạch máu, chấn thương rách mạch máu; do bị đánh như: dao chém, lê hay kiếm đâm, do bom, mìn, đạn sát thương… Vết thương mạch máu lớn, nếu không cấp cứu kịp thời, nạn nhân có thể bị tử vong.

  • Xử trí khi bị say nắng, say nóng1

    Xử trí khi bị say nắng, say nóng

    Thời tiết mùa hè oi bức, nắng nóng gay gắt rất dễ khiến cơ thể rơi vào tình trạng say nắng hoặc say nóng. Cũng là hậu quả do thời tiết nắng nóng gây ra nhưng say nắng và say nóng khác nhau, nếu không hiểu đúng thì việc xử trí cũng sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn. thanh nhiệt

  • Xử trí côn trùng đốt2

    Xử trí côn trùng đốt

    Trong điều kiện lao động sinh hoạt của bà con sinh sống ở làng bản vùng núi rừng, đặc biệt là vùng sâu vùng xa thường sống nhỏ lẻ, đường xá đi lại khó khăn nên khi gặp sự cố do các loại côn trùng cắn, đốt như ong, ve, bọ nẹt, sâu róm… nếu không được cứu chữa kịp thời dễ gây thương tổn cho sức khỏe nhiều khi còn nguy hiểm đến tính mạng. 

  • Phải làm gì khi có các đợt nắng nóng cao?3

    Phải làm gì khi có các đợt nắng nóng cao?

    Những đối tượng dễ bị stress do các đợt nóng bức cao của mùa hè là trẻ nhỏ, người già, người thừa cân, bị các bệnh mạn tính về tim mạch, hô hấp, thận... Vậy khi phải đối diện với các đợt nóng bức cao, cần làm các việc cần thiết sau đây:

Chuyên trang phòng chữa bệnh

Bệnh Tim mạch - Máu

Bệnh cao huyết áp
Bệnh huyết áp thấp
Bệnh đột quỵ
Bệnh tim mạch vành
Xơ vữa động mạch
Nhồi máu cơ tim
Tai biến mạch máu não
Bệnh suy tim
Bệnh tim mạch
Bệnh thiếu máu
Bệnh máu nhiễm mỡ
Máu khó đông
Nhiễm trùng máu
Bệnh bạch cầu

Bệnh thận - tiết niệu

Bệnh tiểu đường
Bệnh suy thận
Bệnh sỏi thận
Bệnh viêm cầu thận
Viêm đường tiết niệu
Viêm tuyến tiền liệt

Bệnh phổi – hô hấp

Bệnh viêm phổi
Hen phế quản
Viêm phế quản
Bệnh hen suyễn
Bệnh bạch hầu
Bệnh đường hô hấp

Bệnh Gan mật

Bệnh viêm gan B
Viêm gan C
Viêm gan A
Bệnh xơ gan
Bệnh suy gan
Gan nhiễm mỡ
Bệnh sỏi mật
Viêm túi mật

Bệnh dạ dày - Tiêu hóa

Bệnh đau dạ dày
Viêm loát dạ dày tá tràng
Viêm thực quản
Bệnh khó tiêu
Bệnh trĩ
Bệnh táo bón
Rối loạn tiêu hóa
Viêm đại tràng
Viêm ruột thừa

Bệnh ung thư

Ung thư gan
Ung thư phổi
Ung thư dạ dày
Ung Thư thận
Ung thư máu
Ung thư xương
Ung thư vòm họng
Ung thư thực quản
Ung thư thanh quản
Ung thư tuyến giáp
Ung thư tá tràng
Ung thư tụy
Ung thư ruột
Ung thư đại tràng
Ung thư vú
Ung thư buồng trứng
Ung thư cổ tử cung
Ung thu tinh hoàn
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư da

Các loại bệnh khác

Bệnh sản khoa
Bệnh phụ khoa
Bệnh hiếm muộn
Bệnh nam khoa
Suy giảm miễn dịch
Sốt sốt huyết
Sốt rét
Sốt siêu vi
Sốt phát ban
Bệnh thương hàn
Bệnh sởi
Bệnh thủy đậu
Bệnh chân tay miệng
Bệnh đau bụng
Bệnh cảm cúm
Bệnh dịch hạch
Bệnh Rubella
Bệnh bại liệt
Rối loạn hệ miễn dịch
Bệnh rụng tóc
Bệnh hói đầu
Bệnh Down
Bệnh HIV-AIDS
Bệnh lây qua đường tình dục

Bệnh cơ xương khớp

Bệnh gout
Bệnh viêm khớp
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa khớp
Thoát vị đĩa đệm
Viêm khớp dạng thấp
Bệnh phong thấp
Bệnh loãng xương
Bệnh gai cột sống
Bệnh đau lưng

Bệnh ngoài da

Bệnh nám da
Bệnh á sừng
Bệnh vảy nến
Bệnh chàm - Eczema
Bệnh mề đay
Bệnh da liễu
Bệnh hoa liễu
Bệnh vàng da
Bệnh mụn trứng cá
Bệnh giời leo – Zona
Bệnh nấm da
Viêm da thần kinh
Viêm da dị ứng

Bệnh răng hàm mặt

Sâu răng
Bệnh nha chu
Nhiệt miệng
Bệnh hôi miệng
Bệnh răng hàm mặt

Bệnh Tai mũi họng

Viêm xoang
Viêm họng
Viêm tai giữa
Chảy máu cam
Khiếm thính
Viêm mũi dị ứng
Viêm thanh quản
Viêm Amidan
Bệnh quai bị
Bệnh tai mũi họng

Bệnh về mắt

Cận thị
Viễn thị
Loạn thị
Lão thị
Khiếm thị
Tăng nhãn áp
Đau mắt đỏ
Đau mắt hột
Bệnh về mắt

Đầu não - Thần kinh

Bệnh đau đầu
Bệnh trầm cảm
Bệnh mất ngủ
Bệnh động kinh
Bệnh dại
Rối loạn tiền đình
Thiên đầu thống
Bệnh tự kỷ
Say tàu xe
Viêm màng não
Bại não
Tâm thần phân liệt
Rối loạn tâm thần
Rối loạn hành vi
Rối loạn nhân cách
Mất trí nhớ
Hoang tưởng ảo giác
Suy giảm trí nhớ
Stress - Căng thẳng
Mộng du
Ngất xỉu
Nói lắp
Chứng nghiện rượu
Bệnh Alzheimer
Bệnh Parkinson
Bệnh tâm thần
Bệnh thần kinh
Tăng động giảm chú ý
Run tay chân
Tinsuckhoe.com- Ads demo
tin suc khoe

Copyright © 2009 Tinsuckhoe.com. All rights reserved

Thông tin trên tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Không tự ý áp dụng khi chưa hỏi kiến bác sĩ.

Liên hệ: 098 300 6168 (Mr. Mạnh Toàn)

Toàn bộ hệ thống được vận hành trên nền CIINS    
Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn