Hầu hết các căn bệnh ung thư nguy hiểm đều có nguồn gốc từ thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Dưới đây là một số ví dụ:
5 thói quen xấu nên bỏ
- Cập nhật : 09/06/2015
Không bao giờ là quá muộn khi quyết định từ bỏ 5 thói quen xấu này.
Theo một trung tâm kiểm soát dịch bệnh tại Hoa Kỳ, hút thuốc lá, chế độ ăn uống nghèo nàn và lười tập thể dục thường xuyên là nguyên nhân tiềm ẩn của một nửa số ca tử vong tại Hoa Kỳ. Một nghiên cứu mới cho thấy rằng không bao giờ là quá muộn để có được những lợi ích cho sức khỏe từ việc từ bỏ các thói quen xấu.
Trong vòng 5 năm, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm tốc độ đi bộ của 2.000 người bao gồm cả người đã hút thuốc nhưng bỏ rồi, người đang hút thuốc và chưa bao giờ hút thuốc. Người đang hút thuốc thì đi chậm hơn những người đã bỏ thuốc.
Kết quả cũng cho thấy rằng ngay cả ở những độ tuổi lớn hơn, việc thay đổi những thói quen xấu như hút thuốc có thể tác động tích cực đến sức khỏe sau này. Và 5 thói quen xấu mà bạn nên từ bỏ nếu bạn muốn sống lâu hơn:
1. Lựa chọn thực phẩm
Tình trạng béo phì có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe và các biến chứng bao gồm tiểu đường, bệnh tim và đột quỵ. Đồng thời cũng sẽ suy giảm ham muốn tình dục. Hãy lựa chọn các thực phẩm chứa carbohydrate tốt, thêm lượng protein nạc, trong khi hạn chế các thực phẩm có chất béo cao, chứa nhiều đường để duy trì và kiểm soát được trọng lượng khỏe mạnh.
2. Hội chứng Couch Potato
Những người có tuổi họ thường làm việc chậm và cảm thấy như họ không thể làm nhiều như khi họ còn trẻ. Trong khi hoạt động thể chất đôi khi bị hạn chế do bệnh nào đó nhưng không có nghĩa là cho bộ não cần làm chậm lại. Có rất nhiều hoạt động mà người cao niên có thể làm để giữ cho tâm trí của họ tập trung và minh mẫn bao gồm các trò chơi như đố câu chữ, trò chơi tương tác, gia nhập câu lạc bộ sách hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác...
3. Hỗn độn các loại thuốc
Đa số những người cao tuổi đang dùng rất nhiều loại thuốc và đôi khi cảm thấy khó khăn hay quá khó chịu để nhớ uống loại thuốc nào và vào lúc nào trong ngày. Kết quả là họ “điều chỉnh” thuốc uống hàng ngày mà không hề nói với bác sĩ. Để tránh trường hợp đó, hãy tổ chức thuốc uống bằng việc sử dụng các hộp thuốc uống hàng tuần hoặc tháng và nhờ một thành viên trong gia đình giúp đõ điền các ghi chú vào hộp thuốc để theo dõi và không gặp khó khăn trong việc phải nhớ uống loại nào.
4. Hút thuốc và uống rượu
Hút thuốc và uống rượu quá mức được chứng minh gây ra các tác dụng tiêu cực đến sức khỏe ở mọi lứa tuổi. Những người cao niên khi hút thuốc và uống rượu thường xuyên sẽ tăng nguy cơ gặp các vấn đề về y tế.
5. Lười tập thể dục
Hoạt động thể chất không thể thiếu để giữ trái tim, tâm trí và xương khỏe mạnh. Đối với những người cao tuổi việc ltập thể dục đôi khi cũng là một thách thức, tuy nhiên vẫn có những bài tập nhỏ kết hợp với nhau thành bài tập thể chất hàng ngày. Chẳng hạn như từ chỗ để xe để đi vào các cửa hàng cũng sẽ trở thành một bài đi bộ ngắn. Các chương trình như Yoga, dưỡng sinh... có thể giúp cân bằng và giảm cân, có thể thích nghi với các khả năng thể chất.
Tập thể dục đã được chứng minh đóng vai trò để góp phần tạo nên một sức khỏe tốt đồng thời giúp trí óc sảng khoái và minh mẫn.