Theo y học cổ truyền, Tam thất là một vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, không độc. Tam thất có công dụng tán ứ chỉ huyết (làm tan huyết ứ và cầm máu), tiêu thũng định thống.

Sỏi tiết niệu là một bệnh thường gặp và hay tái phát do sự kết thạch của một số thành phần trong nước tiểu. Sỏi gây tắc đường tiết niệu, nhiễm khuẩn và đau. Có nguy hại đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh.
Sỏi tiết niệu hình thành do lượng nước tiểu quá ít. Lượng nước tiểu ít có thể do thói quen của người ít uống nước, người mải công việc mà khi buồn tiểu nhưng không đi, rồi nước tiểu bị tái hấp thu, những người lao động nặng hoặc lao động trong môi trường nóng mà lượng nước trong cơ thể bị mất theo con đường mồ hôi, hơi thở... Hay nồng độ các chất khoáng trong cơ thể như canxi, oxalat, muối urat, natri, cystine hay phốt pho tăng cao. Những chất này lắng đọng trong hệ thống tiết niệu và kết thành sỏi. Những viên nhỏ có thể tự ra ngoài theo nước tiểu mà không gây triệu chứng gì. Những viên lớn hơn có thể vẫn di chuyển được theo dòng nước tiểu nhưng gây đau đớn và chảy máu đường tiết niệu, hay mắc lại ở những chỗ hẹp của niệu quản, gây viêm tắc niệu quản.
Có những viên sỏi nằm lại trong đài bể thận rồi phát triển to dần, choán hết đài bể thận, gây ra những biến chứng làm ảnh hưởng đến chức năng của thận. Sỏi thận có bề mặt xù xì, lởm chởm, sắc nhọn nên rất dễ làm tổn thương thận gây chảy máu, viêm đường tiết niệu, nặng có thể dẫn đến tình trạng suy thận.
* Triệu chứng thường gặp là:
- Cơn đau quặn thận do sỏi gây tắc bể thận và sỏi ở niệu quản. Bệnh thường xảy ra đột ngột sau một lao động gắng sức. Đau vùng thắt lưng, đau dữ dội bệnh nhân không chịu được, lan xuống hố chậu, bìu, kèm nôn hay trướng bụng.
- Có trường hợp bệnh nhân chỉ đau âm ỉ vùng thắt lưng.
- Tiểu ra máu do sỏi gây tổn thương đường tiết niệu hay do nhiễm khuẩn.
- Viêm đường tiết niệu người bệnh sốt nóng có thể kèm theo rét run, hoặc ớn lạnh, nóng rát bỏng vùng thắt lưng nếu viêm thận hoặc thận ứ nước quá nặng. Đái buốt, đái rắt nếu có viêm bàng quang.
* Điều trị bằng thuốc nam:
![]() |
Cây kim tiền thảo |
Có rất nhiều loại thuốc nam để chữa sỏi thận ví dụ như: hoa quỳnh, lá cây dứa gai, kê nội kim (màng màu vàng ở mặt trong mề gà)...
Bài thuốc nam điều trị có hiệu quả, đã thông qua kiểm nghiệm trên lâm sàng.
Kim tiền thảo: 30g. Cỏ râu mèo: 40g. Thổ phục linh (còn có tên củ khúc khắc): 30g, có thể thêm râu ngô, lá vông, mã đề mỗi thứ 20g để tăng cường quá trình lợi tiểu. Tất cả các vị thuốc trên, đổ 2 lít nước, đun sôi nhỏ lửa sau 15 phút. Uống dần trong ngày.
Sau 1 tháng đi kiểm tra lại xem kích thước của sỏi sau điều trị và trước điều trị.
Phòng tái phát:
Bệnh sỏi thận rất dễ tái phát, hơn 50% số người từng bị sỏi thận sẽ bị tái phát. Do đó dù đã điều trị, bệnh nhân vẫn cần phải có chế độ phòng.
- Uống 2 - 3 lít nước mỗi ngày.
- Giảm lượng thức ăn giàu oxalat, canxi như trứng, cua, các loại hải sản, đạm động vật, các loại sữa giàu canxi, các loại quả hạnh nhân, sôcôla, rau chân vịt, dâu tây...
- Bỏ thói quen nhịn đi tiểu.
- 3 tháng kiểm tra 1 lần. Nếu thấy cặn thận, bài thuốc trên ta đun uống tiếp.
(Theo B.S NGUYỄN ĐÌNH PHÚC // Báo Bình Dương)
Trở vềTheo y học cổ truyền, Tam thất là một vị thuốc có vị ngọt, hơi đắng, tính ấm, không độc. Tam thất có công dụng tán ứ chỉ huyết (làm tan huyết ứ và cầm máu), tiêu thũng định thống.
Bệnh tâm phế mạn là một dạng bệnh tim thứ phát có nguyên nhân khởi đầu là từ một bệnh phổi mạn tính như viêm phế quản mạn tính, hen phế quản mạn tính, giãn phế quản, bệnh bụi phổi...
Một số bài thuốc dân gian sau ngoài tác dụng làm sáng da vùng kín để bạn dễ dàng diện bikini còn giúp diệt khuẩn và chống nấm cho vùng kín.
Gan là tạng lớn nhất của cơ thể với nhiều chức năng quan trọng. Cứ 2 phút toàn bộ máu lại di chuyển qua gan 1 lần. Gan là cơ quan dự trữ các chất dinh dưỡng glycogen, lipit, protein, vitamin A, vitamin B12, máu và các chất tham gia tạo hồng cầu. Nếu trong khẩu phần ăn hằng ngày có nhiều chất béo, nhất là mỡ động vật làm hàm lượng chất béo trong gan tăng thường gọi là "gan nhiễm mỡ".
Viêm khớp là một căn bệnh rất phổ biến. Triệu chứng thường gặp là đau mỏi các khớp, đi laị không ổn định, điểm đau tương đối ổn định. Ngoài việc dùng thuốc hoặc châm cứu có thể dùng các món ăn bài thuốc để hỗ trợ chữa viêm khớp do phong thấp. Theo quan niệm của Đông y, chữa viêm khớp tuân thủ nguyên tắc cơ bản: Lấy khu phong tán hành, trừ thấp, thanh nhiêt, thư kinh thông lạc.
Để trị ho, có thể dùng những cây, trái có sẵn trong vườn nhà. Theo lương y Trần Duy Linh, thông thường, chúng ta bị ho là do cảm lạnh. Cách điều trị là giải độc, tiêu viêm.
Copyright © 2009 Tinsuckhoe.com. All rights reserved
Thông tin trên tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Không tự ý áp dụng khi chưa hỏi kiến bác sĩ.
Liên hệ: 098 300 6168 (Mr. Mạnh Toàn)