Đau là triệu chứng rất phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến các hoạt động hàng ngày, đời sống xã hội và công việc của người mắc. Hiện nay, phương pháp được nhiều người áp dụng để cải thiện cơn đau là thuốc giảm đau tây y vì gần như họ không còn sự lựa chọn nào khác. Trước thực trạng đó, xu hướng tất yếu là cần một giải pháp hỗ trợ giảm đau hiệu quả, an toàn khi sử dụng lâu dài, đặc biệt với đau kéo dài, để người mắc có thêm nhiều lựa chọn, có thể kết hợp Đông – Tây y và yên tâm sử dụng mà không lo lắng về tác dụng phụ. Đó chính là lý do Bách Thống Vương - Sản phẩm GIẢM ĐAU ĐÔNG Y chuyên biệt ĐẦU TIÊN trên thị trường được ra đời.
Thảo dược trị mụn trứng cá
- Cập nhật : 03/05/2019
Trứng cá do nhiều nguyên nhân. Khi bị mụn hãy dùng thảo dược để chữa trị.
Các thể bệnh thường gặp
Mụn trứng cá là chất thừa nổi lên bề mặt da, nguyên nhân chủ yếu là từ thức ăn. Ngoài ra, thói quen ăn uống không tốt còn phát sinh phiền phức là chứng ‘táo bón’, do đó muốn loại trừ mụn trứng cá, phải kích thích cơ quan tiêu hóa, làm cho chất thải trong đường ruột bài xuất hết.
Trứng cá ở người trẻ: Thường gặp ở tuổi dậy thì, nổi ở mặt, trán, cằm, má, phần trên lưng, trước ngực... Tùy mức độ viêm ít nhiều, nông hoặc sâu mà phân biệt thành trứng cá nhân, trứng cá sẩn, trứng cá mụn mủ, trứng cá bọc. Bệnh nhân có thể gặp nhiều loại tổn thương mức độ khác nhau. Trứng cá có thể tiến triển từng đợt hoặc theo chu kỳ liên quan đến kinh nguyệt, lúc dịu lúc tăng làm da mặt ngày càng sần sùi, xen kẽ sẹo sẫm màu, ảnh hưởng đến tâm lý.
Trứng cá đỏ: Thường gặp ở người lớn tuổi, đa số ở tuổi mãn kinh, có khi chỉ biểu hiện bằng những đám đỏ xung huyết dãn mạch ở đầu mũi, gò má cằm, giữa 2 lông mày, có khi kèm theo trứng cá sẩn đỏ, sẩn mủ, đau nhức, một số trường hợp da đầu mũi và cánh mũi ngày càng dày cộm, đỏ bóng, sần sùi gọi là mũi sư tử hay mũi cà chua.
Trứng cá do hóa chất, do thuốc: Uống Iodua bromua lâu ngày có thể nổi trứng cá. Corticoid có thể gây tổn thương trứng cá ở mặt, lưng, phía ngoài 2 cánh tay.
Thảo dược trị mụn trứng cá
Thoa mướp đắng: Trái mướp đắng (khổ qua) rửa thật sạch, xắt lát mỏng, giã nhuyễn, vắt lấy nước, thoa lên vùng mụn vào buổi tối trước khi ngủ.
Nước dưa chuột, đậu xanh + chanh: Nước cốt dưa chuột hòa với 1 muỗng canh nước cốt chanh, bột đậu xanh (mịn). Ba thứ trộn đều thoa lên mặt vào buổi tối. Sau 15 phút rửa sạch bằng nước ấm.
Lá phù dung, dành dành: Lá cây phù dung tươi chừng 30-50g, rửa sạch, giã nát, bôi lên những nốt mụn có mủ. Hoặc dùng quả dành dành (chi tử) rửa sạch, tán bột mịn, hòa với rượu đắp lên chỗ mụn mủ.
Trứng ngâm giấm: Giấm lâu năm (3 năm) chừng 200ml, trứng gà 1 quả. Lấy trứng gà ngâm giấm 3 ngày đêm, bóp thấy trứng mềm là được. Vớt trứng ra, bảo quản nơi sạch, kín để dùng dần. Trước tiên, lau mặt với nước hoa hồng hoặc nước giấm bạch truật, sau đó lau khô. Lấy lòng trắng trứng gà bôi lên chỗ bị mụn. Rửa sạch mặt với nước ấm.
Hạnh nhân + trứng gà: Hạnh nhân 20g, lòng trắng trứng gà 1 quả. Hạnh nhân sao cho tróc vỏ, bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn đều với lòng trắng trứng. Buổi tối trước khi ngủ, dùng nước cồn hoa hồng lau sạch mặt rồi bôi bột thuốc lên mặt. Sáng sớm rửa sạch mặt với nước ấm và lau khô bằng cồn hoa hồng. Bài thuốc này trị mụn trứng cá, mụn bọc, sung huyết, da khô.
Lá mướp non: Lá mướp non rửa sạch, để ráo rồi giã, vắt lấy nước cốt, bôi lên mụn sau khi đã lau sạch mặt bằng cồn hoa hồng.
Mặt nạ: Có thể làm mặt nạ cho loại da nhiều nhờn bằng các loại trái cây, như khế ngọt chín, cam quýt ngọt, sữa chua ít chua, men bia, giá đậu, dâu tây, cà chua, dưa hấu...
Lương y Hoàng Duy Tân (nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai)
Theo Khoa học Đời Sống