Đi học, trẻ bị suyễn cần chuẩn bị gì?

  • Cập nhật : 03/09/2017

Những thay đổi về môi trường, sinh hoạt khi nhập học có thể khiến các bệnh nhi tăng nguy cơ lên cơn suyễn cấp

"Tựu trường" là hai tiếng ám ảnh đối với chị N.T.V (ngụ quận 4, TP HCM). Năm ngoái, con trai chị đã phải nhập viện cấp cứu vì lên cơn suyễn chỉ vài ngày sau khi vào học lớp 1. "Trong nhóm bà mẹ có con bị suyễn mà tôi tham gia, ai cũng nhìn nhận cứ đến đầu năm học là mấy đứa nhỏ mắc bệnh dễ "lên cơn" nhất" - chị lo lắng.

10%-30% trẻ đi học có dấu hiệu suyễn

Các bác sĩ (BS) nhi khoa cũng đồng ý với ý kiến trên của những bà mẹ. Đó cũng là lý do vào sáng 26-8, Bệnh viện (BV) Nhi Đồng 1 (TP HCM) đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề "Chuẩn bị cho trẻ suyễn đến trường".

BS Lê Thị Ngọc Bích, Khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1, cảnh báo: Việc "bỏ rơi" suyễn có thể khiến 1/3 trẻ mắc căn bệnh này có nguy cơ gặp vấn đề cấp cứu ngay tại trường học. Theo BS Bích, suyễn chiếm một tỉ lệ cao ở trẻ em. Theo các thống kê, khoảng 10%-30% trẻ đi học có biểu hiện của suyễn và tỉ lệ này không ngừng gia tăng trong những thập niên qua.

Mùa tựu trường cũng là mùa có thêm nhiều bệnh nhi gặp phải cơn suyễn cấp. Có nhiều lý do, như sự thay đổi về môi trường: điều kiện chăm sóc trẻ, nhiệt độ, độ ẩm không khí, các loại thực phẩm khác biệt, nguy cơ tiếp xúc thêm nhiều kháng nguyên dị ứng (khói bụi trên đường và trong trường, nấm mốc, gián, mạt, phấn hoa...).

Một số trẻ gặp tình huống gắng sức - một trong những nguyên nhân phổ biến của cơn suyễn. Đó có thể là một môn học không phù hợp, không có sự chuẩn bị khi tập thể dục hoặc trẻ vui đùa quá mức trong giờ ra chơi. Các hoạt động ngoại khóa cũng có thể mang đến những dị nguyên, sự thay đổi thời tiết bất lợi. Ngoài ra, vấn đề tâm lý cũng có thể gây ra cơn suyễn, như áp lực học hành hay việc trẻ bị kỳ thị.

mua tuu truong cung la mua co them nhieu benh nhi gap phai con suyen cap. (anh chi co tinh minh hoa) anh: hoang trieu

Mùa tựu trường cũng là mùa có thêm nhiều bệnh nhi gặp phải cơn suyễn cấp. (Ảnh chỉ có tính minh họa) Ảnh: HOÀNG TRIỀU

 

BS Bích cho rằng điều quan trọng nhất là cha mẹ phải nắm rõ bệnh của con và có sự trao đổi với nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, phòng y tế trường về tình trạng bệnh của trẻ, thuốc cần dùng, cách sử dụng, các loại thức ăn trẻ dị ứng, thảo luận về các sự kiện trẻ chuẩn bị tham gia. Trẻ cần được nhắc nhở sử dụng thuốc dự phòng hằng ngày, được chuẩn bị thuốc cắt cơn đem theo đi học cũng như các kỹ năng tự xử lý cần thiết.

Về phía giáo viên, nên nắm danh sách học sinh bị suyễn và xếp cho trẻ ngồi ở những vị trí thuận lợi, tránh nơi bụi bặm, tránh gió mạnh, quá nóng hay quá lạnh. Giáo viên cần nắm rõ những dạng sinh hoạt, các môn thể thao đặc thù mà trẻ không nên tham gia; đồng thời trao đổi với phụ huynh về các bước dùng thuốc, xử lý cần thiết khi trẻ lên cơn suyễn.

Bệnh không lây, đừng để trẻ mặc cảm

Theo TS-BS Trần Anh Tuấn, Trưởng Khoa Hô hấp BV Nhi Đồng 1, nhiều người bị suyễn mang mặc cảm và bị kỳ thị từ nhỏ cho đến lớn. Đâu đó vẫn còn quan niệm rằng suyễn có thể lây.

Thực tế, bệnh suyễn không hề lây và sự mặc cảm này có khi ảnh hưởng đến trẻ còn lớn hơn cả những phiền toái về mặt thể chất. Ngược lại, tâm lý không thoải mái cũng có thể là nguyên nhân của cơn suyễn.

Trẻ bị suyễn cần được chẩn đoán và điều trị sớm. Phụ huynh nên nghi ngờ khi trẻ bị ho đi ho lại nhiều lần, hay khò khè, có cơn khó thở, nặng ngực tái phát... Cách chăm sóc trẻ suyễn gồm: biết các dấu hiệu lên cơn suyễn, biết cách sử dụng thuốc cắt cơn và biết dấu hiệu nặng cần đi cấp cứu. Bệnh có thể kiểm soát tốt nếu tuân thủ điều trị nghiêm ngặt.

Một trong những điểm mà các chuyên gia lưu ý nữa là những quan niệm cũ về chăm sóc trẻ suyễn. Nhiều trường hợp cha mẹ sợ hãi nên không dám cho con tham gia học thể dục, chơi thể thao hoặc các hoạt động ngoại khóa. Điều này không những không cải thiện bệnh trạng mà còn khiến trẻ có cảm giác lạc lõng, buồn vì không được như bạn bè.

Trẻ suyễn hoàn toàn có thể chơi thể thao và tham gia giờ học thể dục, các hoạt động ngoại khóa, miễn là có sự chuẩn bị. Sự chuẩn bị này đơn giản là cho trẻ khởi động trước khi chơi thể thao, dùng thuốc xịt dự phòng trước khi vận động gắng sức và đừng bắt trẻ cố gắng quá mức trong điều kiện thời tiết bất lợi (quá nóng, quá lạnh, nhiều phấn hoa...), tránh một số môn quá nặng như đá bóng, leo núi... Nếu kiểm soát tốt, trẻ suyễn hoàn toàn có thể sống, sinh hoạt, học hành như trẻ bình thường.

Chú ý dấu hiệu cần cấp cứu

TS-BS Trần Anh Tuấn lưu ý một số dấu hiệu mà phụ huynh và giáo viên cần đưa trẻ suyễn đi cấp cứu ngay: Thuốc không có tác dụng hoặc chỉ có tác dụng ngắn, trẻ vẫn khó thở; nói năng khó nhọc; ngồi thở dốc, co kéo vùng xung quanh xương sườn và cổ; cánh mũi phập phồng; người tím tái. Không chỉ ở trẻ bệnh nặng mà ngay trẻ bệnh nhẹ cũng rất có thể gặp các biểu hiện này.

Theo các thống kê, trong số các trẻ tử vong vì suyễn, chưa đến 40% là trẻ bị nặng, còn lại là các bé chỉ bệnh ở mức trung bình, thậm chí là nhẹ. Đã có những trẻ gặp tình huống xấu nhất chỉ trong lần lên cơn suyễn cấp đầu tiên. Ước tính mỗi năm, toàn thế giới có đến 25.000 trẻ tử vong vì suyễn.

ANH THƯ
Theo Nld.com.vn

Trở về

Chuyên trang phòng chữa bệnh

Bệnh Tim mạch - Máu

Bệnh cao huyết áp
Bệnh huyết áp thấp
Bệnh đột quỵ
Bệnh tim mạch vành
Xơ vữa động mạch
Nhồi máu cơ tim
Tai biến mạch máu não
Bệnh suy tim
Bệnh tim mạch
Bệnh thiếu máu
Bệnh máu nhiễm mỡ
Máu khó đông
Nhiễm trùng máu
Bệnh bạch cầu

Bệnh thận - tiết niệu

Bệnh tiểu đường
Bệnh suy thận
Bệnh sỏi thận
Bệnh viêm cầu thận
Viêm đường tiết niệu
Viêm tuyến tiền liệt

Bệnh phổi – hô hấp

Bệnh viêm phổi
Hen phế quản
Viêm phế quản
Bệnh hen suyễn
Bệnh bạch hầu
Bệnh đường hô hấp

Bệnh Gan mật

Bệnh viêm gan B
Viêm gan C
Viêm gan A
Bệnh xơ gan
Bệnh suy gan
Gan nhiễm mỡ
Bệnh sỏi mật
Viêm túi mật

Bệnh dạ dày - Tiêu hóa

Bệnh đau dạ dày
Viêm loát dạ dày tá tràng
Viêm thực quản
Bệnh khó tiêu
Bệnh trĩ
Bệnh táo bón
Rối loạn tiêu hóa
Viêm đại tràng
Viêm ruột thừa

Bệnh ung thư

Ung thư gan
Ung thư phổi
Ung thư dạ dày
Ung Thư thận
Ung thư máu
Ung thư xương
Ung thư vòm họng
Ung thư thực quản
Ung thư thanh quản
Ung thư tuyến giáp
Ung thư tá tràng
Ung thư tụy
Ung thư ruột
Ung thư đại tràng
Ung thư vú
Ung thư buồng trứng
Ung thư cổ tử cung
Ung thu tinh hoàn
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư da

Các loại bệnh khác

Bệnh sản khoa
Bệnh phụ khoa
Bệnh hiếm muộn
Bệnh nam khoa
Suy giảm miễn dịch
Sốt sốt huyết
Sốt rét
Sốt siêu vi
Sốt phát ban
Bệnh thương hàn
Bệnh sởi
Bệnh thủy đậu
Bệnh chân tay miệng
Bệnh đau bụng
Bệnh cảm cúm
Bệnh dịch hạch
Bệnh Rubella
Bệnh bại liệt
Rối loạn hệ miễn dịch
Bệnh rụng tóc
Bệnh hói đầu
Bệnh Down
Bệnh HIV-AIDS
Bệnh lây qua đường tình dục

Bệnh cơ xương khớp

Bệnh gout
Bệnh viêm khớp
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa khớp
Thoát vị đĩa đệm
Viêm khớp dạng thấp
Bệnh phong thấp
Bệnh loãng xương
Bệnh gai cột sống
Bệnh đau lưng

Bệnh ngoài da

Bệnh nám da
Bệnh á sừng
Bệnh vảy nến
Bệnh chàm - Eczema
Bệnh mề đay
Bệnh da liễu
Bệnh hoa liễu
Bệnh vàng da
Bệnh mụn trứng cá
Bệnh giời leo – Zona
Bệnh nấm da
Viêm da thần kinh
Viêm da dị ứng

Bệnh răng hàm mặt

Sâu răng
Bệnh nha chu
Nhiệt miệng
Bệnh hôi miệng
Bệnh răng hàm mặt

Bệnh Tai mũi họng

Viêm xoang
Viêm họng
Viêm tai giữa
Chảy máu cam
Khiếm thính
Viêm mũi dị ứng
Viêm thanh quản
Viêm Amidan
Bệnh quai bị
Bệnh tai mũi họng

Bệnh về mắt

Cận thị
Viễn thị
Loạn thị
Lão thị
Khiếm thị
Tăng nhãn áp
Đau mắt đỏ
Đau mắt hột
Bệnh về mắt

Đầu não - Thần kinh

Bệnh đau đầu
Bệnh trầm cảm
Bệnh mất ngủ
Bệnh động kinh
Bệnh dại
Rối loạn tiền đình
Thiên đầu thống
Bệnh tự kỷ
Say tàu xe
Viêm màng não
Bại não
Tâm thần phân liệt
Rối loạn tâm thần
Rối loạn hành vi
Rối loạn nhân cách
Mất trí nhớ
Hoang tưởng ảo giác
Suy giảm trí nhớ
Stress - Căng thẳng
Mộng du
Ngất xỉu
Nói lắp
Chứng nghiện rượu
Bệnh Alzheimer
Bệnh Parkinson
Bệnh tâm thần
Bệnh thần kinh
Tăng động giảm chú ý
Run tay chân
Tinsuckhoe.com- Ads demo
tin suc khoe

Copyright © 2009 Tinsuckhoe.com. All rights reserved

Thông tin trên tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Không tự ý áp dụng khi chưa hỏi kiến bác sĩ.

Liên hệ: 098 300 6168 (Mr. Mạnh Toàn)

Toàn bộ hệ thống được vận hành trên nền CIINS    
Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn