Bạn có thể thấy, ngồi ở bàn làm việc cả ngày mang lại cho bạn cảm giác uể oải, khó chịu, đặc biệt là khoảng thời gian sau khi ăn trưa khi mà cơ thể đang cần năng lượng để tiêu hóa hay chịu những ảnh hưởng từ cốc cà phê ban sáng.
Uống nước lạnh hay nóng để mau hết khát?
- Cập nhật : 08/06/2015
Thời tiết nắng nóng, bình thường mồ hôi đã ra nhiều, nếu bạn phải lao động nặng, hoặc hoạt động ngoài trời nắng thì mồ hôi càng nhiều hơn. Khi mồ hôi ra nhiều thì cơ thể bị mất nước và muối, phản ứng của cơ thể là cảm giác khát, làm bạn muốn uống nước. Theo suy nghĩ tự nhiên, thì khi nóng và khát, chúng ta luôn muốn uống nước lạnh để vừa giải khát vừa hạ nhiệt. Thực tế khi uống nước lạnh thì chúng ta cũng thấy sảng khoái thật. Nhưng khi bạn uống nước lạnh vẫn không hết khát vì lý do trong nước lạnh, các phân tử nước ở trạng thái tích hợp lại nên rất khó thấm vào tế bào, nên dù bạn có uống nước lạnh nhưng tế bào vẫn rất khát. Hơn nữa, nếu bạn uống nước quá lạnh thì độ lạnh đó sẽ làm cho các vi mạch máu trong dạ dày và ruột co thắt lại, niêm mạc bị thiếu máu, dẫn đến giảm chức năng tiêu hoá và sát khuẩn của dạ dày, ruột nên bạn dễ bị đau bụng hoặc tiêu chảy cấp. Còn uống nước ấm thì đơn phân tử nước dễ thẩm thấu vào tế bào để bổ sung lượng nước đã mất, nên bạn sẽ thấy nhanh hết khát hơn. Tuy nhiên để vừa giải khát vừa làm mát cơ thể, bạn có thể uống các loại nước cam, chanh, mía, dừa, oresol, nước đun sôi để lạnh khoảng 10-15oC… và nên uống từng ngụm nhỏ một.
( theo suckhoedoisong)
Trở về