Hậu quả do thói quen cắn môi và cách khắc phục

  • Cập nhật : 09/06/2015

Những thói quen liên quan đến hoạt động của môi và các cấu trúc xung quanh được gọi là thói quen ở môi. Các thói quen này có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, bao gồm mút môi, cắn môi và liếm môi. Ở từng lứa tuổi, các thói quen này xuất hiện khác nhau và ảnh hưởng đến răng hàm cũng rất khác nhau.

Liếm môi và cắn môi

Cắn môi và liếm môi là một thói quen thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Thói quen này thường xảy ra lúc căng thẳng hoặc lo lắng và thậm chí không nhận biết được là mình đang cắn hay liếm môi. Trong hầu hết các trường hợp, hành động này là vô hại, tuy nhiên, một số người làm thường xuyên tới mức gây ra các tổn thương, thường thấy là môi khô, bong tróc và đau, có thể hình thành các vết loét và bội nhiễm. Hay gặp bệnh nhân cắn và liếm môi dưới hơn là môi trên, vì vậy tổn thương ở môi dưới thường nặng nề hơn. Mức độ các triệu chứng có thể từ rất nhẹ tới rất nặng. Những trường hợp bệnh nhân làm tổn thương môi trầm trọng thường là do có các vấn đề tâm lý. Cắn môi đột ngột cũng có thể là nguyên nhân gây ra các vết loét còn có tên gọi theo dân gian là nhiệt.

Làm thế nào khi mắc thói quen cắn môi?

Một số người có thể tự ngừng thói quen này khi họ nhận thức được nó và không cần điều trị gì, môi sẽ tự hồi phục khi thói quen chấm dứt. Với những người không thể tự từ bỏ thói quen một cách dễ dàng, nha sĩ có thể sử dụng các khí cụ hỗ trợ như lip bumper để bảo vệ môi. Ngoài ra, kem dưỡng môi giữ ẩm và kem steroid tại chỗ bôi khi môi bị viêm nhiễm có tác dụng hỗ trợ tổn thương mau hồi phục. Một số trường hợp thuốc an thần là cần thiết để ổn định tình trạng toàn thân.

Mút môi có thể gây lệch khớp cắn

Mút môi có thể là nguyên nhân tiên phát gây nên lệch lạc khớp cắn hoặc cũng có thể là thứ phát do vẩu chìa hàm trên hoặc bất đối xứng theo chiều trước sau. Thói quen mút môi có thể gây nên những sai lạc vĩnh viễn ở khớp cắn nếu trẻ duy trì thói quen này với mức độ trung bình nhưng liên tục và kéo dài. Trẻ có thể mút môi trên hoặc mút môi dưới gây ra những triệu chứng lâm sàng khác nhau, tuy nhiên thường gặp là trẻ mút môi dưới. Những thay đổi này xuất hiện ở cả răng sữa và răng vĩnh viễn.

Trẻ mút môi dưới có môi dưới nằm gọn giữa các răng cửa trên và dưới, in dấu răng cửa hàm trên lên môi dưới, tăng trương lực cơ vùng cằm. Thói quen này khó thay đổi và tạo ra những tổn thương hình bán nguyệt ở môi dưới. Tổn thương nứt nẻ và dễ bị bội nhiễm như chốc lở. Có thể gặp cắn hở vùng cửa (nhưng mức độ ít hơn rất nhiều so với trường hợp mút ngón tay). Răng cửa hàm trên ngả môi, răng cửa hàm dưới ngả lưỡi và mọc chen chúc, độ cắn chìa lớn; kém phát triển xương hàm dưới làm khuôn mặt lõm.

Trẻ có thói quen mút hoặc cắn môi trên thường kết hợp với đẩy hàm dưới ra trước gây nên khớp cắn ngược.

Để chẩn đoán thói quen mút môi cần thăm khám lâm sàng và hỏi bố mẹ, đặc biệt người chăm sóc trẻ. Trẻ thường mút môi lúc trẻ vô ý thức như trong lúc ngủ, khi tập trung học bài, nghe giảng hay xem phim, đọc truyện... Do vậy nha sĩ cần phải rất tinh tế khi quan sát trẻ. Ngay từ lúc trẻ ngồi đợi đến lượt khám hay lúc trẻ ngồi chơi, chúng ta cần quan sát trẻ đến nhìn thấy động tác mút môi của trẻ. Thời gian mút môi cũng như tần suất mút môi giúp cho nha sĩ tiên lượng việc tái giáo dục lại động tác của môi dễ hay khó.

Để bỏ thói quen mút môi

Luyện tập để bỏ thói quen hoặc can thiệp bằng khí cụ: lip bumper. Để điều trị có hiệu quả cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nha sĩ. Nha sĩ cần phải giải thích rõ cho trẻ và gia đình hiểu hậu quả của việc mút môi, vai trò của một bộ răng khỏe, đẹp để bản thân trẻ ý thức được rằng cần phải bỏ thói quen này. Nếu trẻ ý thức được và chấp nhận luyện tập cũng như chấp nhận đeo các khí cụ can thiệp thì việc điều trị sẽ có kết quả tốt, nếu không sẽ không đạt được kết quả như mong muốn. Nhiều trường hợp các cháu không hợp tác, ở nhà không chịu đeo các khí cụ, tự ý tháo bỏ hoặc cất giấu, nếu bố mẹ không để ý thì không phát hiện được. Do vậy gia đình cần phải quan tâm đến trẻ để kiểm soát cũng như động viên trẻ tự giác đeo hàm và không tiếp tục cắn môi. Nha sĩ cũng như bố mẹ cần có các biện pháp động viên và khen thưởng để trẻ quyết tâm từ bỏ các thói quen xấu.

(Theo ThS.  Võ Trương Như Ngọc // Suckhoe & Đoisong)

Trở về
  • 5 bước thay đổi thói quen ngủ của trẻ1

    5 bước thay đổi thói quen ngủ của trẻ

    Hầu như mọi đứa trẻ đều có thói quen ngủ rất khác thường, thậm chí có thể ngủ suốt cả ngày và thức suốt cả đêm. Điều này không chỉ làm cho các ông bố, bà mẹ cảm thấy bất tiện mà còn khiến họ mệt mỏi đến kiệt sức vì chăm sóc những đứa trẻ có giờ giấc sinh hoạt trái khoáy này.

  • Những thói quen xấu làm “thất thoát” vitamin2

    Những thói quen xấu làm “thất thoát” vitamin

    Nhiều người dù đã tăng tần số luyện tập thể dục, thêm thời gian ngủ, ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng... nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi, cơ thể vẫn thiếu vitamin. Trên thực tế, có thể do những thói quen không tốt hằng ngày dẫn đến cơ thể bị mất vitamin.

Chuyên trang phòng chữa bệnh

Bệnh Tim mạch - Máu

Bệnh cao huyết áp
Bệnh huyết áp thấp
Bệnh đột quỵ
Bệnh tim mạch vành
Xơ vữa động mạch
Nhồi máu cơ tim
Tai biến mạch máu não
Bệnh suy tim
Bệnh tim mạch
Bệnh thiếu máu
Bệnh máu nhiễm mỡ
Máu khó đông
Nhiễm trùng máu
Bệnh bạch cầu

Bệnh thận - tiết niệu

Bệnh tiểu đường
Bệnh suy thận
Bệnh sỏi thận
Bệnh viêm cầu thận
Viêm đường tiết niệu
Viêm tuyến tiền liệt

Bệnh phổi – hô hấp

Bệnh viêm phổi
Hen phế quản
Viêm phế quản
Bệnh hen suyễn
Bệnh bạch hầu
Bệnh đường hô hấp

Bệnh Gan mật

Bệnh viêm gan B
Viêm gan C
Viêm gan A
Bệnh xơ gan
Bệnh suy gan
Gan nhiễm mỡ
Bệnh sỏi mật
Viêm túi mật

Bệnh dạ dày - Tiêu hóa

Bệnh đau dạ dày
Viêm loát dạ dày tá tràng
Viêm thực quản
Bệnh khó tiêu
Bệnh trĩ
Bệnh táo bón
Rối loạn tiêu hóa
Viêm đại tràng
Viêm ruột thừa

Bệnh ung thư

Ung thư gan
Ung thư phổi
Ung thư dạ dày
Ung Thư thận
Ung thư máu
Ung thư xương
Ung thư vòm họng
Ung thư thực quản
Ung thư thanh quản
Ung thư tuyến giáp
Ung thư tá tràng
Ung thư tụy
Ung thư ruột
Ung thư đại tràng
Ung thư vú
Ung thư buồng trứng
Ung thư cổ tử cung
Ung thu tinh hoàn
Ung thư tuyến tiền liệt
Ung thư da

Các loại bệnh khác

Bệnh sản khoa
Bệnh phụ khoa
Bệnh hiếm muộn
Bệnh nam khoa
Suy giảm miễn dịch
Sốt sốt huyết
Sốt rét
Sốt siêu vi
Sốt phát ban
Bệnh thương hàn
Bệnh sởi
Bệnh thủy đậu
Bệnh chân tay miệng
Bệnh đau bụng
Bệnh cảm cúm
Bệnh dịch hạch
Bệnh Rubella
Bệnh bại liệt
Rối loạn hệ miễn dịch
Bệnh rụng tóc
Bệnh hói đầu
Bệnh Down
Bệnh HIV-AIDS
Bệnh lây qua đường tình dục

Bệnh cơ xương khớp

Bệnh gout
Bệnh viêm khớp
Thoái hóa cột sống
Thoái hóa đốt sống cổ
Bệnh thoái hóa khớp
Thoát vị đĩa đệm
Viêm khớp dạng thấp
Bệnh phong thấp
Bệnh loãng xương
Bệnh gai cột sống
Bệnh đau lưng

Bệnh ngoài da

Bệnh nám da
Bệnh á sừng
Bệnh vảy nến
Bệnh chàm - Eczema
Bệnh mề đay
Bệnh da liễu
Bệnh hoa liễu
Bệnh vàng da
Bệnh mụn trứng cá
Bệnh giời leo – Zona
Bệnh nấm da
Viêm da thần kinh
Viêm da dị ứng

Bệnh răng hàm mặt

Sâu răng
Bệnh nha chu
Nhiệt miệng
Bệnh hôi miệng
Bệnh răng hàm mặt

Bệnh Tai mũi họng

Viêm xoang
Viêm họng
Viêm tai giữa
Chảy máu cam
Khiếm thính
Viêm mũi dị ứng
Viêm thanh quản
Viêm Amidan
Bệnh quai bị
Bệnh tai mũi họng

Bệnh về mắt

Cận thị
Viễn thị
Loạn thị
Lão thị
Khiếm thị
Tăng nhãn áp
Đau mắt đỏ
Đau mắt hột
Bệnh về mắt

Đầu não - Thần kinh

Bệnh đau đầu
Bệnh trầm cảm
Bệnh mất ngủ
Bệnh động kinh
Bệnh dại
Rối loạn tiền đình
Thiên đầu thống
Bệnh tự kỷ
Say tàu xe
Viêm màng não
Bại não
Tâm thần phân liệt
Rối loạn tâm thần
Rối loạn hành vi
Rối loạn nhân cách
Mất trí nhớ
Hoang tưởng ảo giác
Suy giảm trí nhớ
Stress - Căng thẳng
Mộng du
Ngất xỉu
Nói lắp
Chứng nghiện rượu
Bệnh Alzheimer
Bệnh Parkinson
Bệnh tâm thần
Bệnh thần kinh
Tăng động giảm chú ý
Run tay chân
Tinsuckhoe.com- Ads demo
tin suc khoe

Copyright © 2009 Tinsuckhoe.com. All rights reserved

Thông tin trên tinsuckhoe.com chỉ có tính chất tham khảo. Không tự ý áp dụng khi chưa hỏi kiến bác sĩ.

Liên hệ: 098 300 6168 (Mr. Mạnh Toàn)

Toàn bộ hệ thống được vận hành trên nền CIINS    
Thiết kế web và phát triển bởi WebDesign.vn