Giấc ngủ là quãng thời gian tuyệt vời để bạn nghỉ ngơi và làm đẹp cho mình. Tuy nhiên nếu phạm phải những sai lầm dưới đây tức là bạn đang “hủy hoại” nhan sắc đấy.
Lưu ý thói quen sinh hoạt những ngày nắng nóng
- Cập nhật : 09/06/2015
Một chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý sẽ giúp bạn chống chọi được với cái nóng khắc nghiệt của mùa hè.
->> Thức uống giải nhiệt
->> Chăm sóc sức khỏe mùa hè
->> Trị say nắng và say nóng theo đông y
1. Ăn nhiều hoa quả, bổ sung nước cho cơ thể
Nhiệt độ tăng cao, cơ thể dễ bị mất nước, ăn nhiều trái cây không chỉ giúp bổ sung nước, mà còn có tác dụng giải nhiệt, cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.
Theo Đông y, thể chất con người chia thành các loại hàn, nhiệt, suy, thực, bởi vậy nên chọn các loại quả tương ứng:
- Những người có hệ tiêu hoá không tốt, nên chọn loại quả có tính “ôn hoà”, không nên quá ngọt, quá chua.
- Những người thể chất suy hàn, mắc bệnh dạ dày, tốt nhất không nên ăn các loại quả tính hàn như dưa hấu, dưa lê…
2. Uống nhiều nước, ít dùng đồ uống có ga
Đầu hạ, khí hậu tương đối khô nóng, mỗi ngày nên nạp 2.000-2.400ml nước cho cơ thể. Do nồng độ máu trong cơ thể vào buổi sáng tương đối cao, ngay sau khi thức dậy, bạn cần uống 1 ly nước lớn. Lượng nước được bổ sung trong ngày cũng rất quan trọng, có tác dụng hỗ trợ hệ tiêu hoá và tránh “bốc hỏa” trong người.
Không nên dùng các loại thức uống chứa nhiều chất phụ gia và các chất điện giải như nước có ga, coca, nước ép trái cây đóng chai… để thay thế. Các loại thức uống này có thể gây kích thích lên dạ dày, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và giảm cảm giác muốn ăn.
3. Đảm bảo ngủ đủ giấc
Nhiệt độ cao sẽ khiến hệ trao đổi chất của cơ thể hoạt động mạnh, tiêu hao nhiều năng lượng, dễ làm cơ thể mệt mỏi. Do đó, việc đảm bảo giấc ngủ đủ trong mùa hè có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ sức khoẻ, nâng cao hiệu suất công việc.
Ngủ trưa mùa hè cũng giúp các cơ quan trong cơ thể và trí não được thư giãn, có lợi cho các công việc buổi chiều, cũng là một cách chống cảm nắng rất hiệu quả.
4. Không tắm nước lạnh
Do nhiệt độ tăng cao, sau khi ở ngoài về nhà, chúng ta thường có thói quen thích tắm nước lạnh ngay. Khi cơ thể đã hấp thụ mộtlượng nhiệt lớn từ bên ngoài, nước lạnh sẽ khiến các lỗ chân lông nhanh chóng thu nhỏ lại, khiến nhiệt lượng không thể phát tán ra ngoài, bị tích lại trong cơ thể, dễ dẫn đến hiện tượng đau đầu, chóng mặt, cơ thể ở trạng thái nhiệt độ cao. Bởi vậy tốt nhất, nên để cơ thể ra hết mồ hôi, cho phần lớn nhiệt lượng được phát tán ra ngoài trước khi tắm.
(Theo Phạm Thúy // Dân Trí // people)
Trở về