Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây nên, bệnh thường gặp ở trẻ em (trên 90%). Bệnh có thể bị rải rác hoặc bùng phát thành các vụ dịch nhỏ vào mùa hè ở những nơi đông dân cư, điều kiện vệ sinh kém.
Bệnh tay chân miệng tiếp tục cướp đi sinh mạng trẻ em
- Cập nhật : 08/06/2015
Sốt, chân tay nổi bóng nước, bé trai 2 tuổi ở quận 4 đã tử vong hôm 8/5. Đây là trường hợp thứ 7 tại TP HCM chết vì bệnh tay chân miệng, kể từ đầu năm.
->> Tìm hiểu thêm về bệnh tay chân miệng
->> Biến chứng viêm não trong bệnh tay chân miệng
->> Dịch bệnh tay chân miệng bùng phát với virus độc tính cao
Bệnh nhi bị biến chứng tay chân miệng điều trị tại BV Nhi Đồng 1. Ảnh: Thiên Chương. |
Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho biết, bệnh nhi nhập viện trong tình trạng bệnh đã trở nặng với những biến chứng thần kinh. Diễn tiến sức khỏe bé ngày càng yếu dần dù đã được cấp cứu tích cực.
Theo đại diện Trung tâm Y tế Dự phòng quận 4, bé không có biểu hiện bệnh một cách rõ ràng nên người nhà không cho nhập viện sớm. Trước đó, bé không có tiếp xúc với trẻ mắc bệnh.
Tại TP HCM, từ đầu năm đến nay đã có hơn 1.200 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Bệnh tăng đột biến từ tháng 4 và đang tiếp tục dâng cao. Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhiễm, trong hai loại virus gây bệnh thì loại có độc tính cao đang lấn át khiến trẻ mắc bệnh thường bị biến chứng thần kinh.
Chiều 9/5, tại khoa Nhiễm - Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1, có gần 100 trẻ sống tại TP HCM và các tỉnh lân cận đang điều trị vì tay chân miệng. Hơn 20 trẻ nguy kịch bởi biến chứng thần kinh phải cấp cứu.
Số trẻ nằm viện điều trị tay chân miệng ở khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi đồng 2 cũng hơn 80 trường hợp. Trong đó gần 10% bé bị biến chứng thần kinh.
Cảnh báo tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, ông Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM cho hay, khó khăn lớn nhất đối với bệnh tay chân miệng là chưa có văcxin phòng bệnh, đồng thời phụ huynh không thấy được mầm bệnh để đề phòng như sốt xuất huyết.
Theo ông Thọ, virus gây bệnh xâm nhập vào cơ thể trẻ bằng đường tay - miệng. Cho nên biện pháp duy nhất để phòng bệnh là thường xuyên dùng dung dịch Cholamine B để rửa sạch những vật dụng mà trẻ hay cầm nắm và thường xuyên rửa tay cho trẻ. Đối với phụ huynh, trước khi cho trẻ ăn hoặc tiếp xúc với bé thì nên rửa tay thật sạch.
(Theo Cao Lâm // VnExpress)
Trở về