Câu hỏi 65: Em tôi bị bệnh hẹp van hai lá ? Có phải là bệnh di truyền không ? Bệnh này như thế nào ?
Câu hỏi 64: Làm thế nào phát hiện mình bị bệnh van tim ?
- Cập nhật : 01/08/2017
Câu hỏi 64: Làm thế nào phát hiện mình bị bệnh van tim ?
Đa số các bệnh lý van tim đều tiến triển từ từ, giai đoạn đầu thường không có triệu chứng gì, đến khi có biểu hiện lâm sàng thường là giai đoạn muộn, đã có suy tim hoặc biến chứng khác. Do đó, khám sức khỏe định kì là biện pháp tốt nhất để phát hiện các bệnh lý tim mạch nói chung cũng như bệnh van tim nói riêng. Khi nghi ngờ có bệnh van tim có rất nhiều phương pháp để xác định từ đơn giản đến các xét nghiệm kỹ thuật cao giúp bác sỹ xác định chính xác bệnh nhân có bệnh van tim hay không ? Mức độ tổn thường các van tim, cũng như ảnh hưởng của nó đến hoạt động của quả tim
- Phần lớn các trường hợp van tim có thể phát hiện bằng ống nghe tim. Dòng chảy bất thường của máu thường tạo ra 1 âm thanh: tiếng thổi. Đối với 1 bác sỹ có kinh nghiệm, việc nghe tim có thể đem lại nhiều thông tin hữu ích cho chẩn đoán.
- Điện tim đồ: Đường ghi lại hoạt động điện của tim nhưng nhiều trường hợp có ít giá trị trong chẩn đoán bệnh van tim (đặc biệt giai đoạn sớm)
- X Quang: Là 1 xét nghiệm đơn giản có thể đem lại các thông tin về tổn thương giãn buồng tim, bằng chứng của suy tim ứ huyết và các tổn thương khác phối hợp.
- Siêu âm tim: Là 1 phương pháp rất có giá trị trong các bệnh van tim. Đây là phương pháp thăm dò không chảy máu có thể cho thấy hình ảnh các van tim, cơ tim thông qua nguyên lý siêu âm.
Siêu âm tim có thể cho thấy hình ảnh rõ về các van tim cũng như giúp đánh giá mức độ hẹp, hở van trong nhiều trường hợp với độ chính xác cao.
- Thông tim: Được chỉ định trong 1 số trường hợp để đánh giá 1 cách chính xác tổn thương van tim, cơ tim, các mạch máu.