Câu hỏi 64: Làm thế nào phát hiện mình bị bệnh van tim ?
Câu hỏi 65: Em tôi bị bệnh hẹp van hai lá ? Có phải là bệnh di truyền không ? Bệnh này như thế nào ?
- Cập nhật : 01/08/2017
Câu hỏi 65: Em tôi bị bệnh hẹp van hai lá ? Có phải là bệnh di truyền không ? Bệnh này như thế nào ?
Phần lớn các trường hợp hẹp van hai lá không phải do di truyền. Nguyên nhân của bệnh hẹp van hai lá hay gặp nhất là thấp tim. Thông thường những bệnh nhân bị hẹp hai lá thường có tiền sử thấp khớp hoặc thấp tim từ nhỏ. Thấp tim gây nên tổn thương van tim và tổ chức dưới van, bệnh tiến triển lâu ngày dẫn đến dày dình các mép van, các cánh van dày, vôi hóa dính lại với nhau gây ra hẹp van hai lá. Rất ít trường hợp hẹp hai lá bẩm sinh, trong trường hợp này, bệnh nhân thường biểu hiện tình trạng chậm phát triển thể chất, bé nhỏ, còi cọc, thường được gọi là “lùn hai lá”
Bệnh hẹp van hai lá là tình trạng giảm diện tích mở lỗ van hai lá do dính dần các mép van, xơ hoá và co rút bộ máy van và dưới van và cuối cùng là tình trạng vôi hoá dày đặc của toàn bộ bộ máy van tim. Hẹp hai lá gây cản trở dòng máu từ nhĩ trái về thất trái.
Khi van hai lá bị hẹp làm cản trở dòng máu từ nhĩ trái xuống thất trái làm nhĩ trái giãn ra tạo thuật lợi cho ứ đọng máu, hình thành huyết khối trong nhĩ có thể có khả năng di chuyển (gây tắc mạch) và gây rối loạn nhịp. Ứ máu ở nhĩ trái làm tăng ứ máu ở phổi là nguyên nhân gây nên khó thở và đặc biệt là cơn khó thở cấp về đêm.Hẹp van hai lá làm hạn chế máu từ nhĩ trái xuống thất trái dẫn đến giảm lượng máu của thất trái đi nuôi cơ thể, người bệnh thường mệt mỏi.