Khi có từ 2 trẻ trở lên trong một lớp mắc bệnh tay chân miệng thì cả lớp sẽ được nghỉ học trong 10 ngày kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng. Trẻ mắc bệnh chỉ đến lớp khi hết loét miệng và các nốt phỏng nước.
Cha mẹ thờ ơ với căn bệnh tay chân miệng chết người
- Cập nhật : 08/06/2015
Nhà có con nhỏ nhưng có nhiều gia đình đến 3 ngày mới lau sàn nhà và vệ sinh đồ chơi một lần; thậm chí con sốt kèm nổi bóng nước ở tay chân vẫn không đưa đi khám.
->> Tìm hiểu thêm về bệnh tay chân miệng
->> Biến chứng viêm não trong bệnh tay chân miệng
->> Dịch bệnh tay chân miệng bùng phát với virus độc tính cao
Biểu hiện của bệnh tay chân miệng |
Các bác sĩ cho rằng, chính thực tế vệ sinh gia đình và sự thờ ơ của phụ huynh là nguyên nhân khiến bệnh tay chân miệng trở nên nguy hiểm. Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng, bệnh không khó phòng ngừa, vì chỉ cần vệ sinh môi trường sinh hoạt, vệ sinh ăn uống thì có thể không mắc bệnh.
Thế nhưng không ít phụ huynh vẫn chủ quan không phòng ngừa. Nhiều phụ huynh khi đưa con mắc bệnh tay chân miệng đến bệnh viện điều trị vẫn không biết "tay chân miệng" là bệnh gì. Hầu hết bố mẹ không biết cách phòng bệnh ra sao.
Theo khảo sát của Trung tâm y tế dự phòng TP HCM, chỉ những gia đình gần khu vực có trẻ bệnh tử vong mới chịu vệ sinh sàn nhà, đồ chơi. Hầu hết hộ dân dù được phát miễn phí dung dịch sát trùng vẫn không sử dụng.
"Rất nhiều phụ huynh cho rằng bệnh vì ở bẩn khiến nổi bóng nước. Một số khác biết bệnh do virus nhưng thừa nhận không thường xuyên lau nhà, chùi rửa đồ chơi cho con với lý do bận", một bác sĩ khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 1 nói.
Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, theo các bác sĩ, việc phụ huynh mờ mịt kiến thức về bệnh tay chân miệng và cách phòng bệnh là không lạ.
Một số trường hợp trẻ bị biến chứng thần kinh, co giật liên tục, bố mẹ đưa đến bệnh viện vẫn khai báo con bị chứng động kinh mà không biết đã bị biến chứng bệnh tay chân miệng. Có trường hợp khi nhà có bé bị tay chân miệng nhưng vẫn cho trẻ khác tiếp xúc, bú cùng bình, chơi cùng đồ chơi.
Bệnh nhi tay chân miệng điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1. Ảnh: Cao Lâm. |
"Điều này thật nguy hiểm vì trong thực tế cứ ở một con hẻm khoảng 20 hộ dân có một trẻ bệnh nặng thì thường thêm 4 em khác bệnh tương tự và một tử vong. Điều này khó xảy ra nếu biết vệ sinh theo hướng dẫn", bác sĩ Khanh nói.
Theo bác sĩ Khanh, bệnh tay chân miệng lây trực tiếp từ người sang người. Mầm bệnh thường do trẻ bệnh phát tán virus ra môi trường, virus bám vào đồ ăn, thức uống, bàn tay, đồ chơi, sàn nhà rồi lây lan khắp nơi. Bệnh không có trung gian truyền như muỗi ở bệnh sốt xuất huyết, nên biện pháp cụ thể là lau rửa sàn nhà, rửa các vật dụng mà trẻ thường tiếp xúc, thường xuyên rửa tay cho trẻ và người tiếp xúc.
"Nếu phòng ngừa tốt, phụ huynh không chỉ phòng bệnh tay chân miệng cho con mà còn tránh được nhiều bệnh khác. Điều này chẳng những giúp tiết kiệm chi phí vốn có thể lên đến hằng trăm triệu mỗi trường hợp, mà còn ngăn ngừa được nguy cơ tử vong", bác sĩ Khanh nói.
Khẳng định bệnh chưa có văcxin phòng ngừa, chưa có thuốc đặc trị và tuýp virus gây bệnh mang độc tính cao có thể gây chết người, bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP HCM khuyến cáo phụ huynh phải thực sự chú ý việc phòng bệnh cho con.
Theo bác sĩ Thọ, trẻ mắc bệnh thường dưới 5 tuổi nên ý thức tự phòng bệnh của các bé chưa có. "Chính vì thế, vai trò của phụ huynh là hết sức quan trọng. Trong lúc bệnh còn tăng ca, virus gây bệnh có thể lan ra cộng đồng, bố mẹ nên hạn chế đưa trẻ đến những nơi đông người, hoặc nơi bé có thể tiếp xúc với virus", ông Thọ nói.
Bệnh tay chân miệng ở TP HCM tăng từ tháng 3 và hvẫn đang diễn biến phức tạp. 9 em bé đã tử vong. Tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2, mỗi ngày có hằng trăm trẻ nằm viện điều trị. Nhiều trẻ bị biến chứng phải cấp cứu. Năm nay dịch tay chân miệng bùng phát với virus có độc tính cao.
(Theo Cao Lâm // VnExpress)
Trở về