Tay chân miệng, sốt xuất huyết tiêu chảy và hô hấp là những bệnh được các bác sĩ nhận định có nguy cơ sẽ bùng phát vào đầu năm học mới. Ngoài ra, phụ huynh cũng cần lưu ý những bệnh do tâm lý gây nên.
Hai trẻ tử vong vì bệnh tay chân miệng ở Thanh Hóa
- Cập nhật : 08/06/2015
Chỉ trong hai ngày 13 và 14/7, tại Bệnh viện Nhi tỉnh Thanh Hoá đã có hai trẻ em tử vong đầu tiên vì bệnh chân tay miệng. Diễn biến phức tạp của loại bệnh nguy hiểm này đang khiến nhiều bậc phụ huynh hoang mang.
->> Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng
->> Tổng quan về dịch bệnh tay chân miệng
Biểu hiện của bệnh tay chân miệng |
Hai bệnh nhi tử vong là bé Hà Tiến Đức (1 tuổi) và Hà Văn Xuân Trà (hơn 2 tuổi), đều trú tại xã Triệu Thành, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa.
Bác sĩ Hà Hoàng Minh, Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cho biết, cả hai bệnh nhi này đều nhập viện sáng 12/7 trong tình trạng sốt cao, co giật, trên người có nổi nhiều nốt ở chân và tay. Dù được điều trị theo đúng phác đồ y tế, nhưng do bệnh nặng, cháu Trà tử vong sáng 13/7, còn cháu Đức cũng mất sáng 14/7.
Theo bác sĩ Minh, hai trẻ trên có thể đã nhiễm virus EV71 - loại virus gây bệnh tay chân miệng hiếm gặp, gây biến chứng nặng.
Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn yêu cầu các sở, trường học tăng cường phòng chống bệnh chân tay miệng cho học sinh. Các lớp có từ hai trẻ trở lên bị mắc bệnh trong vòng bảy ngày sẽ nghỉ học 10 ngày, kể từ ngày khởi bệnh của ca cuối cùng để tránh lây lan mầm bệnh.
Ngành y tế cũng khuyến cáo người dân thực hiện một số phương pháp để phòng bệnh chân tay miệng như: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi dùng bữa và sau khi đi vệ sinh. Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi, sàn nhà bằng nước và xà phòng, rồi khử trùng bằng cloraminB 5%. Đeo khẩu trang cho trẻ có biểu hiện hắt hơi hoặc ho. Ngoài ra, nên cách ly người bệnh tại nhà ít nhất 7 ngày cho đến khi khỏi bệnh.
(Theo Lê Hoàng // VnExpress)
Trở về