Biểu đồ bệnh tay chân miệng theo phương thẳng đứng với hơn 2 nghìn ca mắc trong tháng 6 đã khiến Sở Y tế TP HCM tiếp tục khuyến cáo người dân cảnh giác cao độ.
Nguy hiểm vi-rút gây bệnh tay chân miệng mới
- Cập nhật : 08/06/2015
Chiều 22/5, BV Nhi Đồng 1 cho biết, kết quả xét nghiệm trên 2 mẫu bệnh phẩm của hai bệnh nhi bị tử vong do bệnh tay-chân-miệng (TCM) trước đó cho thấy, nhiều trường hợp biến chứng nặng là do một phân nhóm vi-rút TCM mới.
->> Tổng quan về bệnh tay chân miệng
->> Tìm hiểu thêm về bệnh tay chân miệng
Quá trình hình thành nốt bóng nước do vi-rút EV71 |
Từ đầu năm đến nay, theo Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, toàn TP đã có trên 1.300 trường hợp mắc bệnh TCM, trong đó có 9 trường hợp tử vong. Hầu hết các trường hợp nhập viện đều trong tình trạng nặng. Trong đó khoảng 10 ca bị các biến chứng viêm não, viêm cơ tim. Trước con số tử vong do bệnh TCM tăng cao, BV Nhi Đồng 1 đã lấy mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhi mắc bệnh TCM bị tử vong ở TPHCM (gửi sang xét nghiệm tại một labo ở Đài Loan) đã cho thấy có một phân nhóm vi-rút mới - B2 thuộc EV 71.
Theo BS Trương Hữu Khanh - Trưởng khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1 -kể từ khi phát hiện và định danh các trường hợp nổi bóng nước ở miệng, lòng bàn tay, chân và khi nặng lên, trẻ sẽ giật mình lúc ngủ, đi loạng choạng, dễ biến chứng não thần kinh là TCM vào năm 2004, các BS đã khẳng định tác nhân gây bệnh chính là do vi-rút EV71 và thuộc các nhóm C (C1, C4, C5) được đánh giá là mang tính độc lực không cao.
Tuy nhiên, sau nhiều năm được đánh giá ổn định thì năm nay, vi-rút này không còn hiền như trước mà đã chuyển sang một phân nhóm B2 mang độc lực cực kỳ nguy hiểm.
BS Khanh cho biết thêm: “Nếu đúng là EV71 - B2 (là một phân nhóm mới), nguy cơ bệnh còn diễn tiến phức tạp hơn nữa, kể cả nguy cơ tử vong”.
Tại khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1, mỗi ngày trung bình khoa tiếp nhận thêm từ 7-10 trẻ mắc bệnh TCM. Nếu đầu tháng 4, mỗi ngày khoa có khoảng 35-40 trẻ mắc bệnh TCMnằm điều trị nội trú thì nay con số đã tăng lên trên 100 ca, trong khi khoa chỉ có 80 giường bệnh. Trong số đó có những trẻ bị biến chứng rất nặng, phải thở máy. Còn tại khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 2, hiện số trẻ nằm điều trị nội trú bệnh TCM cũng khoảng 100 ca, trong đó có nhiều ca rất nặng, phải hỗ trợ máy thở.
(Theo Võ Tuấn // Dân trí // Lao động)
Trở về