Trước đây, các thuốc an thần chỉ được dùng chủ yếu trong điều trị bệnh tâm thần phân liệt, nhưng trong những năm gần đây, việc sử dụng chúng đã được mở rộng sang nhiều chỉ định khác thuộc lĩnh vực tâm thần kinh như các rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, căng thẳng sau chấn thương, các rối loạn nhân cách... Các thuốc an thần thế hệ cũ như chlorpromazine,
Thuốc kháng histamin
- Cập nhật : 09/06/2015
Histamin (hay betaimidazol etylamin) là một amin dị vòng, dẫn chất do khử carboxyl của histidin. Trong cơ thể, histamin sẵn có trong các mô như: da, phổi,niêm mạc miệng, dạ dày, một số vi khuẩn ruột (như trực khuẩn lỵ, phó thương hàn…) có thể chiếm CO2ở histidin và tạo ra histamin.
Vai trò của histamin Histamin có vai trò quan trọng trong cơ chế sinh bệnh của sốc phản vệ và những biểu hiện dị ứng (tiêm dưới da, histamin gây phản ứng thể hiện bằng vết đỏ tại chỗ hay phản ứng phù nề lan toả; tiêm vào mạch máu, histamin làm hạ huyết áp do làm giãn mao mạch, cô đặc máu do thoát huyết tương qua các mao mạch bị giãn, co thắt toàn thể đối với cơ trơn, tử cung, khí quản và ruột; histamin còn kích thích tiết dịch vị, dịch tuỵ). Ở trạng thái bình thường, tế bào chứa sẵn histamin, nhưng không có hoạt tính vì ở dạng phức hợp protein. Khi cơ thể bị mẫn cảm, kháng nguyên ức chế yếu tố kháng protease; protease không bị kiềm chế nữa, tác động lên phức hợp protein và giải phóng histamin. Tác dụng ngoại biên của histamin được điều hoà của các thụ thể H1 bao gồm: cơ trơn, giãn nở và tăng độ thấm của mao mạch. Tác dụng của histamin trên cơ trơn thuộc mạch được điều hoà qua cả thụ thể H2 và H1 bao gồm: tác dụng làm tăng hoạt động của tim và đặc biệt là tác dụng kích thích histamin trong tiết dịch vị. Còn thụ thể H3 cũng có thể xác định trong một số hệ thống bao gồm hệ thần kinh trung ương và dây thần kinh ngoại vi. Người ta cho rằng các thụ thể H3 liên quan tới sự tự điều chỉnh giảm bớt histamin và các chất dẫn truyền thần kinh từ các nơron. Cụm từ kháng histamin thường dành cho chất đối kháng H1. Các chất đối kháng H2 điển hình là cimetindin, famotidin, nazitidin, ranitidin. Hiện nay các chất đối kháng H3 còn đang được nghiên cứu để sử dụng trong lâm sàng (các chất được nghiên cứu là thioperamind và clobenpropit dùng cho hệ thần kinh trung ương, đường hô hấp và các rối loạn dạ dày-ruột). Các thuốc kháng histamin cũ thường kết hợp với tác dụng giảm dịu và tác dụng kháng muscarin; chúng thường được gọi là thuốc kháng histamin giảm dịu điển hình là promethazin và các kháng histamin mới, gần như không làm giảm dịu, bao gồm các thuốc acrivastin, astemizol, cetirizin, loratadin và terfenadin. Phân loại histamin Phân loại theo nguồn gốc điều chế Hợp chất tự nhiên - Men histaminase ở thận, gan, phổi nhiều động vật. Men này phá huỷ histamin và chuyển thành acid imidazoacetic. - Adrenalin và ephedrin có tác dụng đối lập với histamin (chữa hen, mẩn ngứa). - Theophyllin có tác dụng làm giãn cơ trơn và khí quản. Thuốc kháng histamin tổng hợp. Nhận thấy adrenalin và ephedrin có nhóm etylamin, người ta đã tổng hợp nhiều thuốc kháng histamin có chức nói trên. - Các loại thuốc tổng hợp với cơ chế tác dụng: tranh chấp với histamin ở tế bào của cơ quan cảm thụ histamin, kìm hãm biểu hiện của histamin ở cơ quan đó. - Các thuốc kháng histamin tổng hợp thông dụng như: antazolin chlorhydrat, dimedron, dimenhydrinat, mepiramin maleat, promethazin, thiantan, thiazinaum… Phân loại theo cấu trúc hoá học - Các alkylamin thường có tác dụng làm dịu (ở trẻ em, có thể thấy kích thích ngược lại). Điển hình là các thuốc brompheniramin và chlorpheniramin. - Các dẫn chất etanolamin có tác dụng làm dịu rõ rệt và tác dụng kháng cảm thụ tiết cholin, có tai biến nhẹ ở dạ dày-ruột. Điển hình là các thuốc clemastin và diphenhydramin. - Các etylendiamin là các chất đối kháng chọn lọc thụ thể H1 (gây tác dụng làm dịu nhẹ), có thể gây rối loạn dịch vị và kích ứng da. Điển hình là các thuốc antazolin và pyrilamin. - Các phenothiazin có tác dụng làm dịu rõ rệt, còn có tác dụng chống nôn mạnh, kháng cảm thụ muscarin (kháng tiết cholin) mạnh. Có thể xảy ra phản ứng mẫn cảm với ánh sáng. Điển hình là promethazin. - Các piperazin có tác dụng làm dịu ở mức trung bình và tác dụng chống nôn mạnh. Điển hình là thuố c cetirizin, cyclizin và hydroxyzin. - Các piperidin có tác dụng làm dịu ở mức trung bình và thấp, có tác dụng chọn lọc cao với các thụ thể H1. Điển hình là thuốc: azatadin, cycloheptadin và các kháng histamin không làm dịu như astemizol, loratadin và terfenadin. Ứng dụng của thuốc kháng histamin - Trước tiên làm dịu một số trạng thái như phát ban, mày đay và dị ứng mũi, làm dịu một số triệu chứng khác như ngứa, buồn nôn, nôn. - Cải thiện hay làm dịu các triệu chứng viêm mũi hay sốt do dị ứng thời tiết, làm dịu tình trạng chảy nước mũi, hắt hơi, viêm kết mạc mắt. - Các thuốc kháng histamin làm dịu còn có tác dụng kiểm soát các chứng buồn nôn do rối loạn tiền đình, chóng mặt, buồn nôn do bệnh Ménière (chóng mặt kèm theo ù tai, điếc), làm dịu chứng buồn nôn và nôn do chứng đau nửa đầu (Migraine), phòng chứng buồn nôn, nôn sau phẫu thuật. - Một số thuốc kháng histamin có tác dụng làm dịu rõ rệt như: diphenhydramin và promethazin có thể dùng để điều trị chứng mất ngủ. Một số thuốc làm dịu ho do kích thích như alimemazin, oxememazin nhưng làm keo dịch tiết. - Một vài thuốc kháng histamin có thể ứng dụng tại chỗ để làm dịu vết chích do côn trùng đốt. Phản ứng phụ của thuốc kháng histamin Phản ứng phụ thường gặp nhất khi dùng các thuốc kháng histamin làm dịu là: - Làm suy giảm hệ thần kinh trung ương (từ tinh trạng buồn ngủ nhẹ đến ngủ sâu, bao gồm cả triệu chứng mệt mỏi, choáng váng, mất phối hợp); tuy nhiên đôi khi có kích thích ngược lại, nhất là trẻ em. Phản ứng phụ khác cũng thường gặp là nhức đầu, keo dịch tiết, khô miệng, mờ mắt, táo bón, tăng triển khối u tuyến tiền liệt… - Các thuốc kháng histamin không làm dịu như astemizol, terfenadrin thường gây ra đánh trống ngực, loạn nhịp tim, đôi khi gây loạn nhịp tâm thất nguy hiểm (quãng QT kéo dài) có thể tử vong, hạn chế sử dụng các thuốc này. - Tất cả các thuốc kháng histamin đều có thể gây ra các phản ứng phụ bất thường: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau thượng vị, phát ban, các phản ứng quá mẫn, rối loạn máu, co giật, rối loạn giấc ngủ, tim đập nhanh, lú lẫn hoặc kích động run rẩy, tăng trương lực, rối loạn vận động, ảo giác, giảm hoặc mất bạch cầu hạt. Thận trọng - Các thuốc kháng histamin làm dịu thường gây buồn ngủ nên có ảnh hưởng tới những người điều khiển máy hay lái, tàu xe, làm việc trên cao, nơi nguy hiểm (các thuốc kháng histamin không làm dịu ít gây những hiện tượng này). - Không nên dùng kháng histamin cho phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ dưới 2 tuổi. Không uống rượu khi dùng thuốc. - Các thuốc kháng histamin đôi khi gây co giật nên đòi hỏi thận trọng đối với bệnh nhân có bệnh động kinh. Do làm keo dịch tiết nên không dùng kháng histamin cho người bị hen suyễn. Không dùng thuốc nhỏ mắt lâu dài. - Các thuốc kháng histamin không làm dịu (astemizol, terfenadrin) có thể gây loạn tâm thất gây xoắn đỉnh nên chống chỉ định đối với người có bệnh tim. - Tránh dùng phenothiazin cho trẻ nhỏ, người già vì có tác dụng gây lú lẫn hoặc kích động, run rẩy, chóng mặt về tư thế. Nếu có dùng phải giảm liều. Không dùng cho người có nguy cơ phì đại tuyến tiền liệt. -Các thuốc kháng histamin khi dùng trên da cũng phải thận trọng vì có thể bị eczema, chàm hay nứt da.Ảnh minh họa
( Theo DS. Phạm Thiệp // Báo Sức khỏe đời sống Online )
Trở về